Bản tin công nghiệp Ô tô & Ứng dụng máy công cụ trong sản xuất

Ngày đăng : 06/03/2021 - 09:00:42

 

Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ Ô tô tại Việt Nam
Ô tô ngày càng được sử dụng rộng rãi như là một phương tiện giao thông vận tải thuận tiện trên toàn thế giới. Doanh số ô tô hàng năm trên thế giới sẽ đạt mức 100 triệu xe trong thời gian không xa. Kể từ khi chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1769, ngành đã từng bước phát triển lớn mạnh trong suốt chiều dài lịch sử 250 năm và hiện tại đang trong giai đoạn đột phá mạnh mẽ.
Lịch sử phát triển ngành Ô tô
Lịch sử của ngành ô tô bắt đầu từ sự ra đời của chiếc xe chạy hơi nước tại Pháp năm 1769. Loại xe được phát triển theo mẫu xe chạy hơi nước thực ra là loại xe chạy động cơ điện. Xe điện bắt đầu được phát triển vào đầu những năm 1800 và thậm chí có lịch sử phát triển lâu dài hơn loại xe chạy động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng ra đời vào cuối những năm 1800.
 
Hình: "Cugnot's Steam Wagon" chiếc ô tô chạy hơi nước đầu tiên trên thế giới được chế tạo tại Pháp - 1769 Hình: "Jamais Contente" chiếc xe điện đầu tiên đạt tốc độ kỷ lục 100km/h tại một cuộc đua xe - 1899
   
Tính đến nay đã gần một thế kỷ kể từ lúc bùng nổ về xe động cơ đốt trong, sự phát triển và phổ biến của xe chạy động cơ điện cũng đã đạt được những cột mốc đáng nhớ khi mà các quốc gia đang rất tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Hiện tại, xe điện cũng đã chiếm một số tỷ lệ nhất định, theo dự tính thị phần xe điện sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Bên cạnh sự chuyển dịch của việc sử dụng nguồn năng lượng, từ động cơ đốt trong sang động cơ điện, ngành công nghiệp ô tô cũng đang bước vào giai đoạn cải tiến sản xuất vượt bậc đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một tăng, tạo ra nhu cầu sử dụng các chi tiết linh kiện của ngành công nghiệp sản xuất ô tô kéo theo sự phát triển của ngành máy công cụ.
Ứng dụng của máy công cụ trong ngành công nghiệp sản xuất Ô tô
Để đạt được tính hiệu quả, độ tin cậy và sự an toàn của xe ô tô thì cần phải đảm bảo duy trì độ chính xác trong gia công sản xuất các chi tiết linh kiện. Bên cạnh đó, cần phải có các hệ thống máy thiết bị với khả năng sản xuất linh động tự động nhằm đáp ứng sự đa dạng hoá liên tục của nhu cầu sản xuất. Hãng sản xuất máy công cụ Mazak đã có những đóng góp đáng kể phục vụ nhu cầu gia công chính xác các chi tiết linh kiện bằng việc cung cấp trọn gói máy và các hệ thống máy sản xuất linh động, các thiết bị ngoại vi, đồ gá công nghệ cùng dịch vụ tư vấn chuyên môn để đáp ứng nhu cầu sản xuất hiệu quả của từng khách hàng.
Hình: Ứng dụng của máy công cụ trong sản xuất các chi tiết ô tô
FF-5000/40IVS-300M UN-600/30SQR-250M
 VARIAXIS i-700TINTEGREX i-450H ST  HCN-4000 MULTIPLEX W-200Y 
     
Trục khuỷu - TT Đa nhiệm INTEGREX      Động cơ - TT Gia công Ngang FF           Đĩa phanh - TT Tiện đứng IVS
 

Các chi tiết quan trọng của ô tô như Piston, hộp vi sai, hộp số, trục khuỷu, vỏ hộp biến tần, vỏ hộp motor… hoàn toàn có thể được sản xuất chính xác với yêu cầu chất lượng cao trên các dòng máy trung tâm gia công, trung tâm tiện… của hãng Mazak.

Đáp ứng nhu cầu liên tục cải tiến công nghệ gia công, trong những năm gần đây Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển của Mazak đã thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ gia công bồi đắp (Hàn đắp AM) và hàn ma sát (FSW), và sau đó đã cho ra đời các dòng máy gia công đa nhiệm Hybrid tích hợp máy công cụ cắt gọt kim loại sẵn có cùng với các công nghệ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất đa dạng với phương thức hiệu quả hơn rất nhiều. Điển hình trong số đó là dòng máy Trung tâm gia công năm trục VARIAXIS j-600/5X với tính năng gia công hàn đắp giúp tăng hiệu quả trong sản xuất sửa chữa các loại khuôn đúc lốp xe, và dòng Trung tâm gia công hai trụ VTC-530/20 FSW có tính năng hàn ma sát ứng dụng trong quá trình gia công các tấm tản nhiệt của bộ biến tần trên ô tô điện.
    
  Hàn đắp sửa khuôn lốp xe - TRUNG TÂM GIA CÔNG 5 TRỤC - HÀN ĐẮP VARIAXIS j-600/5X AM   Hàn ma sát Tấm tản nhiệt Ô tô - TRUNG TÂM ĐA NHIỆM VTC-530/20 FSW
     
Cùng với sự phát triển công nghệ sản xuất ô tô ngày một hiện đại thì một trong những chìa khoá dẫn tới thành công chính là sự cải tiến trong công nghệ gia công sản xuất và Mazak sẽ luôn đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô bằng khả năng cung cấp máy công cụ chất lượng cao và hiệu quả cao.
Hình: Mazak cung cấp Dây chuyền sản xuất tự động chi tiết Thân động cơ của dòng xe thể thao Ferrari tại Châu Âu
     
Sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Ô tô tại Việt Nam
   Trở về với bối cảnh của Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô cũng có những giai đoạn phát triển thăng trầm. Tháng 12/1958 đánh dấu sự ra đời của chiếc ô tô bốn chỗ đầu tiên mang hiệu CHIẾN THẮNG được sản xuất tại Nhà máy Chiến Thắng (Miền Bắc) phát triển dựa trên mẫu xe Fregate chạy xăng của Pháp trên phương pháp nội địa hoá tối đa.

Năm 1970, chiếc xe La Dalat do Việt Nam lắp ráp theo tiêu chuẩn của hãng Citroen (Pháp) xuất hiện tại khu vực Miền Nam. La Dalat phân thành 4 dòng xe, doanh số bình quân mỗi năm là 1000 chiếc trong giai đoạn từ 1970-1975 với tỷ lệ nội địa hoá tăng từ 25% đến 40%.

Năm 1991, hai doanh nghiệp Ô tô (vốn FDI) đã được thành lập là Xí nghiệp liên doanh Ô tô Hoà Bình và Công ty liên doanh Mekong Auto.

 
Tháng 8/1995, 3 doanh nghiệp lớn trong ngành ô tô thế giới đăng ký vào Việt Nam chính thức thành lập Liên doanh Ô tô tại Việt Nam là Toyota, Ford và Chrysler. Ngành ô tô Việt Nam cũng đã chứng kiến sự có mặt của khoảng 16 doanh nghiệp ô tô có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi, Mercedes-Benz.
 Năm 2004, hai doanh nghiệp Việt Nam gồm Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) và Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) đã được Thủ tướng cấp phép sản xuất, lắp ráp ô tô các loại. Đến năm 2012, Doanh nghiệp ô tô Xuân Kiên gặp khó khăn và phải đóng cửa. Còn Ô tô Trường Hải vẫn tiếp tục và dẫn đầu thị phần ô tô Việt Nam.
Năm 2017 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong ngành ô tô Việt Nam khi Tập đoàn Vingroup khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô VinFast hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á tại khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng. Một năm sau đó hãng cho ra mắt hai mẫu xe Sedan Lux A 2.0 và SUV Lux SA 2.0 tại triển lãm quốc tế Paris Motor Show – một trong những sự kiện triển lãm ô tô lớn nhất thế giới và nhận được sự đón nhận từ đông đảo công chúng.
Cơ hội và thách thức
Với dân số xấp xỉ 96,5 triệu dân, Việt Nam có nền kinh tế phát triển năng động, đời sống người dân cải thiện từng ngày, do vậy nhu cầu sử dụng ô tô ngày một tăng, là điều kiện đủ để các doanh nghiệp ô tô, OEM, và các nhà cung ứng tại Việt Nam đầu tư sản xuất với quy mô lớn phục vụ nhu cầu trong nước và tiến tới là trong khu vực.
Nhưng bên cạnh đó, năng lực sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn thấp. Hiện nay trong nước mới chỉ có một vài nhà cung cấp có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. So với Thái Lan, số lượng các nhà cung cấp của Việt Nam vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 710 nhà cung cấp Cấp 1, khoảng 1700 nhà cung cấp Cấp 2 & 3 nhưng Việt Nam chỉ có 33 nhà cung cấp Cấp 1 và khoảng 200 nhà cung cấp Cấp 2 & 3. Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm thâm dụng lao động, công nghệ đơn giản nên Việt Nam được hưởng lợi rất ít trong chuỗi cung ứng và sản xuất của các hãng ô tô trong khu vực.
Trước những khó khăn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành những chính sách ưu đãi về thuế, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí… để tạo ra sức cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước, và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh phát triển công nghệ và nhận chuyển giao công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe đối với sản phẩm của ngành.
Dự tính đến năm 2025, thị trường ô tô Việt Nam sẽ nhanh chóng tiệm cận con số 1 triệu xe bán ra/năm, và đây chính là cơ hội lớn để các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ đẩy mạnh phát triển, ngược lại nếu để vụt mất cơ hội này thì ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đi sau các nước trong khu vực và chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp hoặc sản xuất quy mô nhỏ lẻ.
 
Công ty TNHH Tuyết Nga trong lĩnh vực cung cấp thiết bị cho ngành công nghiệp phụ trợ Ô tô
Trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành ô tô & công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, Công ty TNHH Tuyết Nga trong suốt quá trình hơn 25 năm hoạt động luôn có những đóng góp tích cực trong ngành công nghiệp ô tô và sản xuất phụ trợ, thông qua lĩnh vực tư vấn kỹ thuật, cung cấp, lắp đặt và bảo trì MÁY & THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP cho các nhà máy, xí nghiệp gia công sản xuất chi tiết, linh kiện…

Theo phương châm “Thành công của Khách hàng là tương lai của chúng tôi”, công ty TNHH Tuyết Nga đã tìm hiểu về các công nghệ kỹ thuật sản xuất hiện đại, trên cơ sở đó lựa chọn làm nhà phân phối độc quyền, đại lý cho các hãng sản xuất Máy công nghiệp chất lượng-uy tín hàng đầu thế giới, để đưa các máy thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp nói chung và trong ngành ô tô nói riêng.

Với kinh nghiệm và danh tiếng trong lĩnh vực tư vấn cung cấp máy công nghiệp lâu năm tại thị trường Việt Nam, Tuyết Nga đã nhận được sự tin tưởng và hợp tác làm Đại lý cho Yamazaki Mazak – hãng sản xuất Máy công cụ Nhật Bản chất lượng nằm trong top đầu thế giới.  

(Tuyết Nga cung cấp lắp đặt & chuyển giao công nghệ Dây chuyền sản xuất tự động - TRUNG TÂM GIA CÔNG NGANG Mazak HCN-6000 cho Nhà máy sản xuất linh kiện Ô tô tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh)
(Tuyết Nga cung cấp lắp đặt TRUNG TÂM ĐA NHIỆM Mazak INTEGREX i cho Nhà máy sản xuất linh kiện Ô tô tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh)
(Tuyết Nga cung cấp và lắp đặt MÁY TIỆN Mazak QTP tại nhà máy sản xuất hàng cơ khí tại Thái Nguyên)
(Tuyết Nga cung cấp và lắp đặt MÁY TIỆN Mazak QUICKTURN SMART tại nhà máy sản xuất linh kiện Ô tô tại Hưng Yên)
Tuyết Nga luôn nỗ lực trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn cung cấp lắp đặt bảo trì máy thiết bị công nghiệp. Mục tiêu của chúng tôi là mang lại sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, trở thành đối tác tin cậy nhất của các doanh nghiệp sản xuất.